Kết quả tìm kiếm cho "Trái thốt nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 471
Đến với “Phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP đến vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang”, bạn sẽ được thoải mái trải nghiệm, mua sắm những sản phẩm OCOP, những đặc sản kết tinh từ truyền thống và sự sáng tạo của chủ thể. Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp, nhiều chương trình gameshow, văn nghệ diễn ra hàng đêm.
Chiều buông, núi Cấm (TX. Tịnh Biên) chìm trong màn mây mờ ảo. Xa xa, khói lam chiều đốt rẫy bay lơ lửng, núi Cấm trở nên thâm u, tịch tĩnh như chốn tiên bồng.
Sáng 26/12, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh An Giang tổ chức họp Hội đồng để bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024. Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh An Giang Trần Ngọc Diệu chủ trì; cùng dự có lãnh đạo các sở ngành, thành viên hội đồng.
Tri Tôn đang tập trung tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm theo dõi của người dân đối với giải "Nông Thôn Việt half marathon - Tri Tôn: Về vùng huyền tích". Theo đó, công tác chỉnh trang môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, sức khỏe cho các vận động viên (VĐV) được ban tổ chức quan tâm triển khai thực hiện. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động của giải chạy.
Ngày 24/12, Huyện đoàn Tri Tôn huy động 100 đoàn viên, thanh niên, cán bộ, công nhân viên chức các xã, thị trấn và cán bộ dân quân trực thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện ra quân vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, chặt mé cây xanh che khuất tầm nhìn, thu gom rác thải.
Là địa phương sở hữu tiềm năng phong phú về du lịch (DL), An Giang đã tích cực phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách. Trong đó, việc tận dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, nông thôn để phát triển DL là hướng đi cần thiết, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Được xem là hình thức khai thác cá tự nhiên độc đáo và hiệu quả, dỡ chà là một trong những cách mưu sinh của nghề “bà cậu” cho đến bây giờ. Tuy nhiên, với sự “đổi tính, đổi nết” của con nước lũ, người theo nghề dỡ chà cũng đối mặt với tương lai bấp bênh.
Giữa tháng 11 âm lịch, tiết trời dần trở nên mát mẻ, vùng Bảy Núi cũng theo đó mà chuyển sang trạng thái khác. Đến đây thời điểm này, bạn sẽ thấy rõ sự đổi thay của cảnh vật và cuộc sống con người với những nét độc đáo riêng.
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Thời điểm cuối năm, ngành nông nghiệp An Giang tập trung dồn sức trên các mặt công tác. Trong đó, đặc biệt quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa; thực hiện tốt kế hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh rau màu, cây ăn trái; nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm)...
Là những người làm công đoạn đầu trong quá trình sản xuất đường thốt nốt, họ phải vất vả đêm ngày để “lấy mật” từ loại cây đặc sản. Nghề của họ không được xem là thợ, mà cũng chẳng có tên, chỉ được gọi nôm na, dễ hiểu là nghề leo cây thốt nốt.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.